Công điện về việc chủ đông ứng phó với diễn biến ATNĐ trên biển Đông

Cập nhật ngày: 02/07/2019 04:55 (Lượt xem: 957)
Hồi 15 giờ 00 phút ngày 02/7/2019, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã có Công điện số 39/CĐ-BCH điện cho UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã; các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là nội dung Công điện

 

Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TW hồi 16 giờ 00 phút ngày 01/7/2019 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, Hồi 07 giờ ngày 02/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Băc; 113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km về phía Bắc Đông Bắc. Cảnh báo: Từ ngày 03-04/07, do anh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực Bắc Biển Đông nên ở khu vực tỉnh Thái Nguyên có khả năng có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Trên sông Câu có khả năng xuất hiện lũ với biên độ lũ lên từ 1 - 3m. Có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi và ngập úng các khu vực trũng thấp.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng có thể xảy ra Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục triển khai các nội dung tại Văn bản số 38/BCH-VPTT ngày 01/7/2019 cua Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp trên biển Đông.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến ATNĐ, mưa, lũ; thông tin kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động phòng, tránh nhât là khu vực ngập lụt đô thị, vùng trũng thấp ven sông, suối và đặc biệt lũ quét, sạt lở đất các huyện Đại Từ, Võ Nhai, Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ...; dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn. 

- Tổ chức tính toán hồ chứa, vận hành xả lũ đảm bảo an toàn hồ đập, công trình, hạ du và chủ động phương án ứng phó phù hợp.

- Kiểm tra, rà soát sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ đập, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công.

- Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân tại các vùng trũng ven sông, suối, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đât đến nơi an toàn.

3. Các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

4. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo nhiệm vụ được phân công chỉ đạo, phối hợp với các địa phương sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với thiên tai.

5. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến của ATNĐ, mưa, lũ để các cấp chính quyên và người dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh qua Văn phòng Thường trực theo số điện thoại: 0208.3737.113; Email: phongchongthientaithainguven@gmail.com.

Theo Báo Thái Nguyên điện tử
Các tin khác: