Cuộc thi viết: Tìm hiểu lịch sử truyền thống cách mạng Thành phố Thái Nguyên 55 năm xây dựng và phát triển (1962-2017)

Cập nhật ngày: 08/06/2017 11:10 (Lượt xem: 8360)

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN

THÀNH UỶ THÁI NGUYÊN

*

Số 46-KH/TU

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 4 năm 2017

 

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử truyền thống cách mạng

thành phố Thái Nguyên 55 năm xây dựng và phát triển (1962 – 2017)”

-----------------------------

 

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử, cách mạng, văn hóa của thành phố Thái Nguyên qua 55 năm xây dựng và phát triển.

- Góp phần nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử và văn hoá của quê hương, đất nước; nâng cao hơn nữa niềm tin và lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thành phố; cổ vũ quyết tâm chính trị của nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có tác dụng giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, tư tưởng đối với toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc năm 2017, đặc biệt là kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập TP Thái Nguyên (19/10/1962 – 19/10/2017).

- Cuộc thi được triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố.

II. NỘI DUNG

1. Đối tượng dự thi

Người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ 16 tuổi trở lên (thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư kí không được dự thi).

2. Yêu cầu về bài dự thi

- Bài dự thi viết tay bằng tiếng Việt, không hạn chế số trang. Khuyến khích các bài dự thi thực hiện công phu, nội dung câu trả lời sâu sắc, trình bày đẹp, có hình ảnh minh họa, tư liệu phong phú.

- Những quy định cụ thể về bài dự thi do Ban Tổ chức Cuộc thi quy định trong Thể lệ Cuộc thi.

3. Phương pháp tổ chức Cuộc thi

- Cấp Thành phố: Xây dựng kế hoạch; thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi; tổ chức tuyên truyền, phát động, triển khai, đôn đốc thực hiện Cuộc thi; chấm, trao giải và tổng kết Cuộc thi.

- Các chi, đảng bộ trực thuộc: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và tuyên truyền hưởng ứng Cuộc thi tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Tiếp nhận, tổng hợp, phân loại bài dự thi, lựa chọn những bài thi có chất lượng cao nhất gửi về Thành phố, cụ thể: Mỗi xã, phường gửi 10 bài dự thi; đảng bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, trường học gửi từ 05 bài dự thi; các chi bộ trực thuộc gửi ít nhất 01 bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp Thành phố.

- Thành đoàn Thái Nguyên xây dựng kế hoạch triển khai hưởng ứng Cuộc thi tới các cơ sở Đoàn trực thuộc. Tổng hợp, phân loại và lựa chọn 20 bài dự thi có chất lượng cao nhất gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp Thành phố.

- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố xây dựng Thể lệ Cuộc thi; câu hỏi và đề cương gợi ý trả lời gửi các đơn vị để triển khai thực hiện theo kế hoạch.

(Lưu ý: Các chi, đảng bộ trực thuộc Thành uỷ, Thành đoàn Thái Nguyên căn cứ vào điều kiện cụ thể, có thể thành lập Ban Tổ chức, Ban giám khảo chấm và trao giải cuộc thi ở cấp mình).

4. Thời gian, địa chỉ gửi bài dự thi

- Thời gian bắt đầu Cuộc thi: Từ tháng 5/2017.

- Thời gian tổng kết, trao giải Cuộc thi cấp Thành phố: Dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2017.

- Địa chỉ gửi bài thi: Người dự thi gửi bài dự thi về cấp ủy đảng nơi mình sinh sống, học tập, làm việc.

Đoàn viên, thanh niên trong các cơ sở Đoàn gửi bài dự thi theo hướng dẫn của Thành đoàn Thái Nguyên

Các chi, đảng bộ trực thuộc Thành uỷ, Thành đoàn Thái Nguyên gửi bài dự thi kèm báo cáo kết quả triển khai Cuộc thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố (qua Ban Tuyên giáo Thành ủy) trước ngày 30/8/2017.

5. Về giải thưởng cấp Thành phố

5.1. Giải tập thể:

- Gồm giấy chứng nhận và tiền giải thưởng, được trao cho đơn vị triển khai Cuộc thi đạt kết quả tốt và điểm bình quân bài gửi dự thi cấp Thành phố đạt cao.

- Cơ cấu giải: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 6 giải Khuyến khích.

- Giá trị giải thưởng:

+ Giải Nhất: 2.000.000đ

+ Giải Nhì: 1.500.000đ/01 giải

+ Giải Ba: 1.000.000đ/01 giải

+ Giải Khuyến khích: 500.000đ/01 giải

5.2. Giải cá nhân:

- Gồm Giấy chứng nhận và tiền giải thưởng, được trao cho bài dự thi của một cá nhân hoặc một nhóm tác giả cùng viết chung một bài, lấy theo điểm từ cao xuống thấp.

- Cơ cấu giải: 01 giải Đặc biệt; 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 05 giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

- Giá trị giải thưởng:

+ Giải Đặc biệt: 2.000.000đ

+ Giải Nhất: 1.500.000đ

+ Giải Nhì: 1.000.000đ/01 giải

+ Giải Ba: 700.000đ/01 giải

+ Giải Khuyến khích: 500.000đ/01 giải.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Thành ủy là cơ quan Thường trực Cuộc thi, có trách nhiệm tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, các điều kiện triển khai thực hiện Cuộc thi đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

2. Ban Tổ chức Cuộc thi phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; ban hành Thể lệ Cuộc thi; thành lập Ban Giám khảo, Tổ Thư kí; tổ chức phát động, chấm, trao giải và tổng kết Cuộc thi.

3. Các chi đảng bộ cơ sở, Thành đoàn Thái Nguyên xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi tới đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; quy định cụ thể về địa chỉ nhận bài dự thi, tổ chức chấm, chọn và gửi bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố.

4. Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố, Ban Biên tập cuốn Thông tin nội bộ, Cổng Thông tin điện tử của Thành phố; các cơ quan thông tin, tuyên truyền của Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền về Cuộc thi.

5. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Cuộc thi.

6. Kinh phí tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố: Từ nguồn ngân sách Thành phố năm 2017. Kinh phí khen thưởng được trích từ Quỹ thi đua khen thưởng Thành phố năm 2017. Ban Tuyên giáo Thành ủy lập dự toán kinh phí cuộc thi trình Thường trực Thành ủy phê duyệt./.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND TP;

- Các ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm BDCT TP;

- MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội TP;

- Các phòng, ban, đơn vị thuộc Thành phố;

- Các chi, đảng bộ trực thuộc;

- Đài Truyền thanh truyền hình TP;

- Thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi;

- Lưu VP Thành ủy.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

 

 

 

 

 

 

 

Mai Đông Kinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÀNH UỶ THÁI NGUYÊN

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT

“TÌM HIỂU LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG TP THÁI NGUYÊN 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN”

*

Số 02-TL/BTC

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 
 
 

 

 

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 5 năm 2017

 

THỂ LỆ

Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng

thành phố Thái Nguyên 55 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2017)”

------------

 

Thực hiện Kế hoạch số 46-KH/TU, ngày 25/4/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử truyền thống cách mạng thành phố Thái Nguyên 55 xây dựng và phát triển (1962-2017)” (sau đây gọi tắt là “Cuộc thi”); Quyết định số 449-QĐ/TU, ngày 08/5/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc thành lập ban Tổ chức Cuộc thi,

Ngày 19/5/2017, Ban Tổ chức Cuộc thi đã họp và thống nhất ban hành Thể lệ Cuộc thi, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Là công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư kí không được dự thi).

II. QUY ĐỊNH VỀ BÀI DỰ THI

1. Về nội dung

- Người dự thi phải trả lời đầy đủ các câu hỏi của cuộc thi (ban hành kèm theo Thể lệ này).

- Đối với câu hỏi tự luận (câu số 07): Yêu cầu phản ánh đúng sự kiện, không được hư cấu; không được sao chép lại của người khác. Nếu là bài viết theo thể loại báo chí, tài liệu nghiên cứu… thì phải là tác phẩm chưa được công bố ở các báo, tạp chí trong và ngoài nước đồng thời phải ghi chú nguồn tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn trong bài viết. Sau khi tổng kết Cuộc thi, tác giả mới được phép công bố tác phẩm của mình trên các báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng.

2. Về hình thức

- Bài dự thi phải viết tay bằng tiếng Việt, trên khổ giấy A4, trình bày sạch sẽ, dễ đọc, không hạn chế số trang; trang bìa, chú thích ảnh và các nội dung minh họa trong bài thi có thể đánh máy.

- Bài dự thi đóng thành quyển, trang đầu phải ghi rõ thông tin cá nhân: Họ và tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên lạc (nếu có). Khuyến khích các bài dự thi thực hiện công phu, trình bày đẹp, có nhiều hình ảnh, tư liệu phong phú.

3. Số lượng bài dự thi

- Mỗi cá nhân chỉ được tham gia 01 bài dự thi.

- Các đơn vị sau khi nhận bài dự thi, tiến hành tổng hợp, phân loại (đối với các đảng bộ trực thuộc và Thành đoàn Thái Nguyên cần thành lập Ban Tổ chức, Ban Giám khảo để chấm và có thể tổ chức trao giải), lựa chọn những bài dự thi có chất lượng cao nhất gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp Thành phố, số lượng cụ thể như sau:

+ Mỗi đảng bộ xã, phường gửi 10 bài dự thi;

+ Mỗi đảng bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, trường học gửi 05 bài dự thi;

+ Mỗi chi bộ trực thuộc gửi ít nhất 01 bài dự thi;

+ Thành đoàn Thái Nguyên gửi 20 bài dự thi.

III. THỜI GIAN, ĐỊA CHỈ GỬI BÀI DỰ THI

1. Thời gian thi

- Thời gian phát động Cuộc thi: Từ ngày 19/5/2017 đến 15/8/2017

+ Người dự thi nộp bài dự thi về các đơn vị, cơ sở trước ngày 15/8/2017

+ Các đơn vị tổng hợp, phân loại và gửi bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố trước ngày 30/8/2017 (qua Ban Tuyên giáo Thành ủy Thái Nguyên).

- Thời gian tổng kết, trao giải Cuộc thi cấp Thành phố: Dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2017.

2. Địa chỉ gửi bài dự thi:

- Người dự thi gửi bài dự thi về văn phòng cấp ủy đảng nơi mình đang sống, học tập, làm việc. Riêng đoàn viên, thanh niên ở các cơ sở trực thuộc Thành đoàn gửi bài dự thi theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Thành đoàn Thái Nguyên.

- Các chi, đảng bộ trực thuộc Thành uỷ, Thành đoàn Thái Nguyên phân công cán bộ tiếp nhận bài dự thi; tiến hành tổng hợp, phân loại, lựa chọn gửi bài dự thi (theo số lượng nêu trên) và báo cáo kết quả triển khai Cuộc thi bằng văn bản về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố (qua Ban Tuyên giáo Thành ủy) .

- Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Thành phố không trả lại bài dự thi cho cá nhân mà sử dụng vào mục đích tuyên truyền.

IV. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

1. Giải tập thể:

- Gồm giấy chứng nhận và tiền giải thưởng, được trao cho đơn vị có thành tích xuất sắc dựa trên các tiêu chí sau:

+ Việc xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi; số lượng bài dự thi; việc tổng hợp, phân loại bài dự thi.

+ Điểm bình quân các bài gửi dự thi cấp Thành phố.

- Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba, 6 giải Khuyến khích.

- Giá trị giải thưởng:

+ Giải Nhất: 2.000.000đ

+ Giải Nhì: 1.500.000đ/01 giải

+ Giải Ba: 1.000.000đ/01 giải

+ Giải Khuyến khích: 500.000đ/01 giải

2. Giải cá nhân:

- Gồm Giấy chứng nhận và tiền giải thưởng, được trao cho những bài dự thi có chất lượng cao, lấy theo điểm từ cao xuống thấp.

- Cơ cấu giải thưởng gồm: 01 giải Đặc biệt; 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 05 giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

- Giá trị giải thưởng:

+ Giải Đặc biệt: 2.000.000đ

+ Giải Nhất: 1.500.000đ

+ Giải Nhì: 1.000.000đ/01 giải

+ Giải Ba: 700.000đ/01 giải

+ Giải Khuyến khích: 500.000đ/01 giải.

Trên đây là Thể lệ cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng thành phố Thái Nguyên 55 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2017)”. Ban Tổ chức Cuộc thi đề nghị các chi, đảng bộ trực thuộc và Thành đoàn Thái Nguyên triển khai thực hiện; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân được biết và tích cực tham gia hưởng ứng để Cuộc thi đạt kết quả cao nhất./.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Các đ/c UV BTV Thành uỷ;

- Các ban xây dựng Đảng của Thành uỷ;

- Các đoàn thể chính trị -xã hội Thành phố;

- Báo Thái Nguyên;

- BBT cuốn Thông tin nội bộ TP;

- Đài Truyền thanh Truyền hình Thành phố;

- Cổng Thông tin điện tử Thành phố;

- Thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi;

- Các chi, đảng bộ trực thuộc;

- Lưu Văn phòng Thành ủy.

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC THÀNH ỦY
Kiêm
TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

 

 

 

 

 

 

Mai Đông Kinh

 

CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

Cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng

thành phố Thái Nguyên 55 năm xây dựng và phát triển (1962 - 2017)”

(Kèm theo Thể lệ Cuộc thi, số 02 -TL/BTC, ngày 19 /5/2017 của BTC Cuộc thi)

 

Câu 1: Hãy trình bày khái quát quá trình thành lập thành phố Thái Nguyên? Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; những tiềm năng, lợi thế chủ yếu của thành phố Thái Nguyên?

Gợi ý trả lời:

1. Khái quát quá trình thành lập TP Thái Nguyên:

Thành phố Thái Nguyên là vùng đất có lịch sử lâu đời. Vào đời các Vua Hùng, nước ta được chia thành 15 bộ, vùng đất thành phố Thái Nguyên ngày nay thuộc bộ Vũ Định. Thời thuộc Minh (1407 - 1427), thuộc phủ Thái Nguyên; dưới triều Lê (1428 – 1788) có lúc thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên, có lúc thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc, có lúc thuộc xứ Thái Nguyên hoặc trấn Thái Nguyên. Dưới triều nhà Nguyễn, từ năm 1802 đến năm 1831, vùng đất thành phố Thái nguyên ngày nay thuộc trấn Thái Nguyên.

Ngày 1/10 năm Tân Mão (4/11/1831), trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), lập phủ Tòng Hoá trên cơ sở 1 châu 3 huyện (châu Định, huyện Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương). Từ thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên gồm 3 phủ, 9 huyện và 2 châu. Vùng đất thành phố Thái nguyên ngày nay thuộc tỉnh Thái Nguyên từ đó đến nay.

Thủ phủ trấn Thái Nguyên lúc đầu đặt tại xã Bình Kì, huyện Thiên Phúc (vùng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ngày nay); sau đó (năm 1831), chuyển về Đồng Mỗ thuộc huyện Đồng Hỷ (nay thuộc địa phận phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên). Chu vi tỉnh thành dài 345 trượng (khoảng 1.145m40), cao 9 thước (khoảng 2m88); mở 4 cửa; hào rộng 3 trượng (khoảng 9m96), sâu 5 thước (khoảng 1m66). Tường thành đắp bằng đất, đến năm Tự Đức thứ 2 (1849) được xây bằng gạch.

Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1884 đến đầu thế kỷ XX, cùng với chính sách cai trị và việc mở rộng các cơ sở dịch vụ, thành Thái Nguyên được thực dân Pháp mở rộng thành thị xã Thái Nguyên và phát triển dần về phía Tây Nam có diện tích tương ứng với phường Trưng Vương, một phần các phường Túc Duyên, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng ngày nay.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

Năm 1956, khu Tự trị Việt Bắc được thành lập, thị xã Thái Nguyên vừa là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên, đồng thời là Thủ phủ của Khu Tự trị Việt Bắc.

Ngày 19/10/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114/CP thành lập thành phố Thái Nguyên trên cơ sở thị xã Thái Nguyên và một số vùng phụ cận với diện tích tự nhiên khoảng hơn 100 km2 và dân số khoảng 60.000 người. Theo quyết định này, địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên gồm: Thị xã Thái Nguyên cũ; các xã Cam Giá, Gia Sàng, Túc Duyên, Quang Vinh, Đồng Bẩm thuộc huyện Đồng Hỷ; các xóm Chùa, Quan Triều của xã Lương Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ; các xóm Hòa Bình, Minh Cầu, Thống Nhất, Cầu Tre, Tiến Thành, Cấp Tiến của xã Đồng Quang thuộc huyện Đồng Hỷ; các xóm Thành, Phố, Ôn Lương của xã Tích Lương thuộc huyện Đồng Hỷ; các xóm Nhân Thịnh, Ngọc Tâm của xã Thượng Đình thuộc huyện Phú Bình; các xóm Ngân, Na Hoàng, Tiến Bộ, Phú Thái, Lương Thịnh, Tân Trung của xã Lương Sơn thuộc huyện Phú Bình; xóm Hanh của xã Trần Phú thuộc huyện Phú Bình và thành lập thị trấn Trại Cau thuộc thành phố Thái nguyên gồm 3 xóm: Thai Thông, Đoàn Kết và Thác Lạc của xã Tân Lợi thuộc huyện Đồng Hỷ. Khi mới thành lập, TP Thái Nguyên có 4 khu phố: Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan Triều; 02 thị trấn: Núi Voi và Trại Cau; 06 xã: Đồng Quang, Gia Sàng, Cam Giá, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Túc Duyên.

Năm 1965, do nhu cầu phát triển kinh tế và tăng cường khả năng quốc phòng, tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên được sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Thái. Sau 32 năm, theo Quyết định ngày 6/11/1996 của Quốc hội khóa IX, từ ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Thái được tách thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên.

Từ khi thành lập đến nay, thành phố Thái Nguyên đã  nhiều lần được điều chỉnh địa giới hành chính và chia tách, thành lập mới các phường, xã thuộc thành phố, đó là:

- Ngày 2/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 102/HĐBT chuyển huyện Đồng Hỷ sang phía Đông - Bắc sông Cầu; thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía Tây, Tây Bắc của huyện Đồng Hỷ, đồng thời cắt xã Đồng Bẩm và 2 phường Chiến Thắng, Núi Voi về huyện Đồng Hỷ.

- Ngày 8/4/1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 109/HĐBT, thành lập phường Tân Thịnh và giải thể 3 xã Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng để thành lập 3 phường Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng.

- Sau đó, theo Quyết định số 25/HĐBT ngày 13/2/1987 của Hội đồng Bộ trưởng, các xã Túc Duyên, Quang Vinh thành phường Quang Vinh, phường Túc Duyên; phường Tân Thịnh được chia thành 2 phường Tân Thịnh và Tân Lập.

- Thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, phường Đồng Quang tách thành 2 phường Đồng Quang và Quang Trung.

- Theo Nghị định số 14/2004/NĐ-CP, ngày 01/9/2004 của Chính phủ, xã Thịnh Đán được tách thành phường Thịnh Đán và xã Quyết Thắng.

- Ngày 31/7/2008, Chính phủ đã có Nghị  định số 84/2008-CP về điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, sáp nhập hai xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm về thành phố Thái Nguyên.

- Ngày 13/01/2011, Chính phủ đã có Nghị quyết số 05/2011/NQ-CP về giải thể, điều chỉnh địa giới để thành lập các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong đó chuyển xã Tích Lương thành phường Tích Lương thuộc thành phố Thái Nguyên.

Ngày 15/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ- UBTVQH13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Thái Nguyên để thành lập phường Lương Sơn thuộc Thị xã Sông Công và thành lập TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, xã Lương Sơn đã chuyển về TP Sông Công từ cuối năm 2015.

Qua 55 năm xây dựng và phát triển, thành phố Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ 5 lần quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch và nâng cấp Tthành phố:

- Ngày 30/10/1996, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 802/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là trung tâm vùng Việt Bắc.

- Ngày14/10/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 135/2002/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II.

- Ngày 02/11/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.

- Ngày 01/9/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1615/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

- Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2489/QĐ-TTg, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035.

Như vậy, trải qua 55 năm, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay, thành phố Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 170,53 km2, dân số gần 33 vạn người, có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 19 phường: Cam Giá, Đồng Quang, Gia Sàng, Hương Sơn, Quan Triều, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên và 8 xã: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Tân Cương, Thịnh Đức.

2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và những tiềm năng, lợi thế

2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên nằm trong khu vực tọa độ từ 21029’ đến 21037’ vĩ độ Bắc và từ 105043’ đến 105055’ kinh tuyến Đông. Phía Đông, Thành phố giáp huyện Đồng Hỷ, Tây giáp huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên; Bắc giáp huyện Phú Lương; Nam giáp huyện Phú Bình và TP Sông Công. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc canh tác. Đất canh tác trong khu vực Thành phố có hai loại chủ yếu, loại feralít phù hợp với trồng cây công nghiệp (chè) và cây ăn quả; đất phù sa thuận lợi cho trồng rau và hoa mầu.

- Thành phố Thái Nguyên hiện nay có diện tích 170,53km2, dân số gần 33 vạn người, có 27 đơn vị hành chính; là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm cấp vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và được tạo mọi điều kiện để trở thành một cực phát triển phía Bắc của vùng thủ đô Hà Nội, với trọng tâm là dịch vụ, du lịch và hàng hóa công nghệ xanh.

- Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

2.2 Những tiềm năng, lợi thế

- Lợi thế về giao thông: Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. TP Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua: Sông Cầu và Sông Công rất thuận lợi cho giao thông thuỷ trong vùng. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh và đường nội địa khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm Thành phố với các huyện, thành, thị trong tỉnh, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đi qua Thành phố và đường Quốc lộ 3 cũ đã được cải tạo nâng cấp, mở rộng. Đó chính là lợi thế để thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với thủ đô Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước.

- Tiềm năng du lịch: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nằm ở trung tâm thành phố là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam. Liền kề là Quảng trường Võ Nguyên Giáp, Trung tâm hội nghị văn hoá, nhà thi đấu đa năng, sân vận động ... là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thành phố, của Tỉnh và khu vực.

Cách trung tâm Thành phố khoảng 16 km về phía Tây là Khu du lịch hồ Núi Cốc nổi tiếng, là vùng du lịch trọng điểm quốc gia với diện tích mặt nước là 25km2, dung tích nước trung bình 175 triệu m3

Bên cạnh đó, thành phố Thái Nguyên có nhiều loại hình hoạt động văn hoá thể thao, du lịch phong phú, đa dạng, với làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng và 91 di tích lịch sử văn hoá.

- Nguồn nhân lực: Trên địa bàn Thành phố tập trung số lượng lớn các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là nguồn đào tạo nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

- Về sản xuất công nghiệp: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp của Trung ương, của Tỉnh và liên doanh với nước ngoài về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... Khu Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng từ những năm 60 cho đến nay vẫn là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang được tiếp tục đầu tư chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng, góp phần đáng kể vào việc đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực.

- Thương mại, dịch vụ: Trên địa bàn Thành phố hiện có 26 chợ. Tính đến hết năm 2016, Thành phố có 34.007 hộ kinh doanh cá thể được cấp phép; 3.283 doanh nghiệp và 86 hợp tác xã; có 05 trung tâm thương mại, 21 siêu thị, 105 cửa hàng tự chọn đang hoạt động; trên 100 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên; có trên 1.000 nhà hàng, điểm ăn uống giải khát, đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ cho khách khi tổ chức các sự kiện lớn cấp vùng, cấp quốc gia.

Hệ thống ngân hàng có trên 20 chi nhánh góp phần đáng kể vào việc tạo nguồn vốn tín dụng hàng trăm nghìn tỉ đồng để các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tập trung vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: Thương mại dịch vụ công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp...

- Về sản xuất nông - lâm nghiệp: Thành phố Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đặc biệt vùng chè nổi tiếng Tân Cương được Nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lí, là đặc sản riêng có của thành phố Thái Nguyên, hương vị độc đáo, nổi tiếng từ lâu không những ở Việt Nam mà còn ở cả thị trường chè thế giới, được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến hết năm 2016, 8/8 xã của Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.

- Về giáo dục và đào tạo: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước, với 1 trrường đại học vùng; 10 trường đại học; 9 trung tâm và viện nghiên cứu; hơn 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, 15 trường trung học phổ thông và tương đương. Hệ thống giáo dục từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT được phát triển mạnh mẽ. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường.

- Cơ sở hạ tầng, thông tin, truyền thông ngày càng được mở rộng, đưa thêm nhiều dịch vụ mới vào khai thác, chất lượng phục vụ được nâng lên. Các dịch vụ mới như chuyển phát bưu phẩm nhanh, chuyển tiền nhanh, fax, internet... đã tăng nhịp độ phát triển, đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin và giao dịch hằng ngày của người dân.

- Về mạng lưới y tế: Với vai trò là trung tâm y tế vùng, trên địa bàn Thành phố có gần 20 bệnh viện lớn và cơ sở y tế với trên 3.000 giường bệnh, trong đó có Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện tuyến Trung ương. Các bệnh viện đã triển khai, đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại nhằm nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho nhân dân Thành phố, Tỉnh và các khu vực lân cận, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Đến nay, Thành phố có 26/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

Câu 2:

1. Cơ sở đảng đầu tiên của thị xã Thái Nguyên (nay là thành phố Thái Nguyên) được thành lập khi nào? Từ khi thành lập thành phố Thái Nguyên (năm 1962) đến nay, Đảng bộ Thành phố đã trải qua bao nhiêu kỳ đại hội? Thời gian, địa điểm tổ chức đại hội? Hiện nay, Đảng bộ Thành phố có bao nhiêu chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc? bao nhiêu đảng viên (tính đến ngày 30/4/2017)?

2. Kể tên các đồng chí Bí thư, Quyền Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND (Ủy ban hành chính trước đây) của Thành phố qua các thời kỳ.

Gợi ý trả lời:

1. Chi bộ đảng đầu tiên của thị xã Thái Nguyên ra đời vào đầu tháng 2/1946, gồm 5 đồng chí, do đồng chí Phạm Nghiêm làm Bí thư.

2. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Thành phố đã trải qua 17 kỳ đại hội:

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ I (1963 – 1965), họp từ ngày 22 đến ngày 25/5/1963 tại Hội trường Thành ủy, Ủy ban Hành chính (UBHC) Thành phố thuộc phường Trưng Vương, gần Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ II (1965 - 1967), họp vào tháng 2 năm 1965 tại Hội trường Đảng tỉnh, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ III (1967 - 1971), họp tại Hội trường nơi sơ tán xã Tân Cương, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ IV (1971 - 1973), diễn ra vào tháng 4 năm 1971 tại Hội trường xóm Xuân Tiến Thịnh, xã Gia Sàng (nay là phố 7, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên).

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ V (1973 - 1974), họp từ ngày 09 đến ngày 15/4/1973 tại Hội trường Ủy ban hành chính Thành phố, thuộc phố 5, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ VI (1974 - 1977), họp từ ngày 04 đến ngày 08/6/1974 tại Hội trường Ủy ban hành chính Thành phố, thuộc phố 5, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ VII (1978 - 1980), họp từ ngày 27 đến ngày 31/1/1978 tại Hội trường 62 Công ty Gang Thép thuộc phường Hương Sơn, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ VIII (1980 - 1982), họp từ ngày 04 đến ngày 07/2/1980 tại Hội trường Công ty xây lắp II, thuộc phường Trung Thành, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ IX (1983 - 1986), họp từ ngày 04 đến ngày 07/01/1983 tại Hội trường Thành ủy (nay là trường THCS Nha Trang) thuộc phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ X (1986 - 1989), họp từ ngày 30/9 đến ngày 04/10/1986 tại Hội trường Thành ủy (nay là trường THCS Nha Trang) thuộc phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XI (1989 - 1992), họp từ ngày 29 đến ngày 30/3/1989 tại Nhà Văn hóa TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XII (1992 - 1996), họp từ ngày 20 đến ngày 22/01/1992 tại Hội trường Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên, thuộc phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XIII (1997 - 2000), họp từ ngày 13 đến ngày 15/3/1996 tại Rạp chiếu bóng Thái Nguyên, thuộc phường Trưng Vương, TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XIV (2000 - 2005), họp từ ngày 14 đến ngày 16/11/2000 tại Nhà Văn hóa TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XV (2005 - 2010), họp từ ngày 9 đến ngày 11/10/2005 tại hội trường HĐND và UBND TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XVI (2010 - 2015), họp từ ngày 28 đến ngày 30/8/2010 tại hội trường HĐND và UBND TP Thái Nguyên.

- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thái Nguyên lần thứ XVII (2015 – 2020), họp từ ngày 02 đến ngày 04/8/2015 tại hội trường HĐND và UBND TP Thái Nguyên.

3. Tính đến ngày 30/4/2017, Đảng bộ Thành phố có 70 chi, đảng bộ trực thuộc, với 19.955 đảng viên.

4. Các đồng chí Bí thư, Quyền Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND (UBHC trước đây) của thành phố Thái Nguyên qua các thời kỳ:

1. Đ/c Hoàng Minh Trí - Quyền Bí thư lâm thời, Phó Bí thư Thành ủy khóa I, Chủ tịch Ủy ban hành chính (UBHC) Thành phố khóa I.

2. Đ/c Trần Tường - Bí thư Thành ủy khóa I, II, IV, V, VI.

3. Đ/c Lê Đình Nhậm - Bí thư Thành ủy khóa III; Phó Bí thư Thành ủy khóa II, Chủ tịch UBHC Thành phố khóa II.

4. Đ/c Nguyễn Duy An - Bí thư Thành ủy khóa VII, VIII, IX.

5. Đ/c Nguyễn Ngọc Yến - Bí thư Thành ủy khóa X, XI.

6. Đ/c Phan Thế Ruệ - Bí thư Thành ủy khóa XI, XII, XIII; Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XIV.

7. Đ/c Lê Thanh Mộc - Quyền Bí thư Thành ủy từ tháng 01/1997 - 3/1997; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XIII, Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XIV.

8. Đ/c Lương Đức Tính - Bí thư Thành ủy khóa XIII.

9. Đ/c Lê Xuân Hùng - Bí thư Thành ủy khóa XIII, XIV.

10. Đ/c Phạm Xuân Đương - Bí thư Thành ủy khóa XIV, XV; Phó Bí thư Thành ủy khóa XIII, XIV; Chủ tịch UBND Thành phố khóa XIV, XV.

11. Đ/c Dương Vương Thử - Bí thư Thành ủy khóa XV.

12. Đ/c Dương Ngọc Long - Bí thư Thành ủy khóa XVI, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XV (từ tháng 6/2010).

13. Đ/c Bùi Xuân Hòa - Bí thư Thành ủy khóa XVI, XVII; Phó Bí thư Thành ủy khóa XV, XVI, Chủ tịch UBND Thành phố khóa XVI, XVII.

14. Đ/c Đoàn Thị Hảo - Bí thư Thành ủy khóa XVII.

15. Đ/c Dương Quyền - Phó Bí thư Thành ủy khóa III, IV, V; Chủ tịch UBHC Thành phố khóa III, V, VI.

16. Đ/c Nguyễn Đình Hinh - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa V, VI, VII.

17. Đ/c Nguyễn Đức Tân - Phó Bí thư Thành ủy khóa VI, Chủ tịch UBHC Thành phố khóa VII, Chủ tịch UBND Thành phố khóa VIII.

18. Đ/c Dương Kim Uyên - Phó Bí thư Thành ủy khóa VII, VIII; Chủ tịch UBND Thành phố khóa VIII, IX, X.

19. Đ/c Hoàng Từ - Phó Bí thư Thành ủy khóa VII, VIII.

20. Đ/c Nguyễn Quang Đạo - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa VIII, IX.

21. Đ/c Vũ Đức Thịnh - Phó Bí thư Thành ủy khóa IX, Chủ tịch UBND Thành phố khóa XI.

22. Đ/c Nguyễn Văn Lạc - Phó Bí thư Thành ủy khóa X; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XI; Chủ tịch UBND Thành phố khóa XI, XII.

23. Đ/c Bùi Xuân Hùng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa X, XI, XII; Chủ tịch HĐND TP khóa XIII.

24. Đ/c Nguyễn Huy Thái - Phó Bí thư Thành ủy khóa XIII, Chủ tịch UBND Thành phố khóa XIII, XIV.

25. Đ/c Nghiêm Văn Tung - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XIV, Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XV.

26. Đ/c Đinh Văn Thể - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XV, Chủ tịch HĐND khóa XV, XVI; Chủ tịch UBND Thành phố khóa XVI.

27. Đ/c Nguyễn Đức Hãnh- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XV.

28. Đ/c Mai Đông Kinh - Phó Bí thư Thành ủy khóa XV, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khóa XVI, XVII; Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XVI, XVII.

29. Đ/c Lê Văn Tuấn - Phó Bí thư Thành ủy khóa XVI, Chủ tịch UBND Thành phố khóa XVII.

30. Đ/c Lê Quang Tiến - Phó Bí thư Thành ủy khóa XVI, XVII; Chủ tịch UBND TP khóa XVII, XVIII.

31. Đ/c Trần Bằng - Chủ tịch UBHC Thành phố khóa IV.

32. Đ/c Nguyễn Doãn Kình - Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XIII.

33. Đ/c Vũ Minh Tuấn - Chủ tịch HĐND Thành phố khóa XVIII.

Đến nay, Thành phố Thái Nguyên có 14 đồng chí Bí thư, Quyền Bí thư (02 đồng chí Quyền Bí thư), 22 đồng chí Phó Bí thư Thành ủy; 08 đồng chí Chủ tịch HĐND, 15 đồng chí Chủ tịch UBND (UBHC) Thành phố (5 đồng chí Chủ tịch UBHC) qua các thời kỳ.

Câu 3: Nêu những đóng góp nổi bật của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố (thị xã) Thái Nguyên trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ năm 1945 đến năm 1979?

Gợi ý trả lời:

Với truyền thống đấu tranh anh dũng, yêu nước nồng nàn, thiết tha với độc lập tự do của Tổ quốc, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên đã chung sức, chung lòng, kiên cường bất khuất, anh dũng chiến đấu chống các thế lực ngoại xâm, góp phần tô thêm truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.

- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ và nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến ở vùng ATK. Lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Thái Nguyên ngày nay - tiền thân là các đơn vị tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu thị xã Thái Nguyên - ra đời trong thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngay sau khi ra đời, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tự vệ cứu quốc, tự vệ chiến đấu Thị xã đã phối hợp với Chi đội Quân Giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến hành bao vây, tấn công quân Nhật, giải phóng thị xã Thái Nguyên, giành chính quyền về tay nhân dân. Đồng thời tập trung sức người, sức của cho mặt trận góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”.

- Hòa bình lập lại năm 1954, miền Bắc bước vào khôi phục phát triển kinh tế. Bên cạnh việc tập trung xây dựng khu công nghiệp Gang Thép, thành phố Thái Nguyên đã  đón nhận sự khai sinh của hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Hằng năm đón hàng vạn con em các dân tộc từ khắp mọi miền của Tổ quốc về công tác và học tập, tạo ra bước ngoặt to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành phố Thái Nguyên và khu Công nghiệp Gang thép, Nhà máy Điện Cao Ngạn, huyết mạch giao thông cầu Gia Bẩy… đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ. Hàng ngàn tấn bom đạn đã trút xuống địa bàn Thành phố hòng khuất phục và xoá đi những thành quả lao động của nhân dân ta. Nhưng với truyền thống cách mạng và tinh thần chiến đấu kiên cường, quân và dân thành phố Thép gang đã giáng trả những đòn đích đáng, cùng quân và dân tỉnh Thái Nguyên bắn rơi 23 máy bay các loại, trong đó có chiếc thứ 1000 và 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B52 của giặc Mỹ, góp phần cùng quân và dân thành phố Hà Nội, Hải Phòng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên đã không tiếc sức người, sức của chi viện cho miền Nam đánh Mỹ.

- Trong thời kì chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ (1965 - 1975), Lực lượng vũ trang nhân dân Thành phố đã cùng với nhân dân các dân tộc trên địa bàn động viên được 3.756 người lên đường nhập ngũ, hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ động viên tuyển quân chi viện chiến trường đánh thắng hoàn toàn giặc Mĩ xâm lược. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, Thành phố và các đơn vị (phường Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Quan Triều, Phú Xá, Cam Giá, xã Quyết Thắng; các đơn vị Công ty gang thép Thái Nguyên, Mỏ than Khánh Hòa, Ty Bưu điện tỉnh, Nhà máy điện Thái Nguyên, Trường Công nhân Bưu điện miền núi) trên địa bàn Thành phố được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước thu về một mối, cùng với cả nước, thành phố Thái Nguyên bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng XHCN, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế của Thành phố  đã có những bước chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình và đặc điểm một thành phố công nghiệp. Thời kỳ này, ngoài những cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Thái Nguyên đã có bước đột phá trong phát triển đô thị, có tốc độ phát triển nhanh về nhà ở và kết cấu hạ tầng đô thị.

- Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới (tháng 2/1979), Thành phố đã tiến hành 3 đợt tuyển quân, đã tuyển được 666 thanh niên vào bộ đội, vượt chỉ tiêu 0.9%. Ban Chỉ huy Quân sự Thành phố đã xây dựng được một Đại đội Dân quân du kích, gồm 70 cán bộ, chiến sĩ, có trang bị vũ khí đầy đủ, bổ sung cho Tiểu đoàn 736 dân quân, du kích Tỉnh đi làm nhiệm vụ chiến đấu ở phía Bắc huyện Ngân Sơn (tỉnh Cao Bằng, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn). Theo chủ trương của Thành uỷ, các Công ty: Gang thép Thái Nguyên, Xây lắp Luyện kim, Xây lắp Cơ khí đã xây dựng được các tiểu đoàn tự vệ 734, 735 và 737. Ngay sau khi thành lập, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh, các tiểu đoàn này đã lần lượt cơ động lên Mặt trận Biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn cùng quân dân tỉnh bạn tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chặn đứng các mũi tiến công của địch, bắt nhiều tù binh, thu vũ khí.

Cùng với các đơn vị tự vệ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại Mặt trận Cao Bằng, gần 10.000 cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ các xã, thị trấn, tiểu khu, cơ quan, các trường chuyên nghiệp đóng trên địa bàn tham gia xây dựng công trình chiến đấu ở biên giới phía Bắc. Ngoài ra, Thành phố còn huy động 46.341 ngày công của dân quân, tự vệ xây dựng phòng tuyến chiến đấu tại chỗ và đào, đắp được 22.000 mét chiến hào, 10.000 hố chiến đấu cá nhân, hàng chục trận địa chiến đấu...

Sau gần 5 năm (1975-1979), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, LLVT Thành phố đã nêu cao tinh thần tiến công cách mạng, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, kịp thời chi viện sức người, sức của cho các tỉnh biên giới, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần đánh bại quân xâm lược, vừa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong các cuộc kháng chiến, hàng vạn người con Thái Nguyên có mặt chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, trong đó có hàng nghìn người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, hàng nghìn người để lại một phần xương máu ở các chiến trường. Hiện nay theo số liệu tỉnh đang quản lý, thành phố Thái Nguyên có 2.308 liệt sĩ hi sinh trong các cuộc chiến tranh chống  ngoại xâm và làm nhiệm vụ quốc tế; 1645 người là thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh; trên 2000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học…. Đây là sự cống hiến, hy sinh to lớn của nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên, góp phần vào những thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để ghi nhận những cống hiến và thành tích to lớn trong 2 cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng CNXH, Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Thành phố và 18 tập thể trên địa bàn Thành phố (trong đó có 10 phường, xã) đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; thành phố Thái Nguyên đã được Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất, hạng Ba); 3 Huân chương lao động (hạng Nhất, Nhì, Ba), 109 bà mẹ được trao tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, đến nay có 12 mẹ còn sống; trên 3 vạn đối tượng được tặng, truy tặng huân, huy chương kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, 01 đơn vị được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, hàng trăm cá nhân được tặng Huân chương Lao động các loại… Những thành tích vẻ vang đó đã góp phần tô thắm truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất của mảnh đất Thái Nguyên anh hùng.

Câu 4: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có bao nhiêu di tích lịch sử văn hóa? Nêu tên các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh (số liệu tính đến ngày 30/4/2017).

Gợi ý trả lời:

1. Trên địa bàn TP Thái Nguyên hiện nay có 91 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 04 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 17 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.

2. Các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

1. Một số địa điểm của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 (Dinh Công sứ, Trại lính khố xanh, Nhà lao Thái Nguyên, Phòng tuyến Gia Sàng (thuộc tổ 17, 28, phường Phan Đình Phùng); Đền Đội Cấn thuộc tổ 9, phường Hoàng Văn Thụ).

2. Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên, thuộc tổ 31, phường Cam Giá.

3. Địa điểm di tích thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh ở Lưu Xá, thuộc tổ 14, phường Gia Sàng.

4. Các địa điểm liên quan đến hoạt động của Việt Nam giải phóng quân ngày 19, 20/8/1945 (Chùa Đán thuộc tổ 6, phường Thịnh Đán; Đình Hàng Phố, Khu chủ sự nhà đèn thuộc tổ 9 và tổ 18, phường Trưng Vương).

3. Các di tích lịch sử, văn hóa cấp Tỉnh gồm:

1. Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường thiếu nhi rẻo cao khu tự trị Việt Bắc (Trường Vùng Cao Việt Bắc), thuộc tổ 7, phường Quang Vinh.

2. Địa điểm Trận địa pháo cao xạ 100 ly, thuộc tổ 7 phường Quang Vinh.

3. Chùa Hồng Long (Hồng Long tự - Chùa Ông), thuộc tổ 29 phường Phan Đình Phùng.

4. Đình và Đền Đồng Tâm, thuộc xóm Đồng Tâm, xã Đồng Bẩm.

5. Đền Gốc Sấu (đền Kim Sơn), thuộc xóm Ao Voi, xã Đồng Bẩm.

6. Địa điểm trận địa pháo phòng không bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 trên miền Bắc, thuộc tổ 8b phường Tân Lập.

7. Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến, thuộc tổ 29 phường Hoàng Văn Thụ.

8. Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn, thuộc tổ 11 phường Quan Triều.

9. Địa điểm di tích thành lập Trung đoàn 88 - Tu Vũ anh hùng ở Gò Pháo, thuộc xóm Nam Thái, xã Tân Cương.

10. Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc (Bệnh viện Đa khoa TW TN), thuộc tổ 14 phường Phan Đình Phùng.

11. Đình Hùng Vương, thuộc tổ 7, phường Trưng Vương.

12. Cầu Gia Bẩy, tổ 16, phường Hoàng Văn Thụ

13. Chùa Yna, thuộc xã Tân Cương.

14. Đền Cột Cờ, thuộc tổ 6, phường Trưng Vương.

15. Đền Hồ Sen, thuộc phường Thịnh Đán.

16. Địa điểm Bộ tư lệnh quân khu Việt Bắc ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1966), thuộc phường Tân Thịnh.

17. Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, thuộc tổ 9, phường Hoàng Văn Thụ.

Câu 5Nêu những thành tựu nổi bật của thành phố Thái Nguyên sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, từ năm 1986 đến nay (số liệu tính đến hết tháng 3/2017)?

Gợi ý trả lời:

Bước vào thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã tập trung lãnh đạo, chỉ  đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII của Đảng. Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân Thành phố đã phát huy truyền thống cách mạng, phấn đấu bền bỉ, năng động sáng tạo vượt qua nhiều khó khăn thử thách đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng.

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thành phố đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế trong Hiệp hội đô thị Việt Nam và đô thị trung tâm vùng các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, quy mô không ngừng được nâng lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp ngày càng đồng bộ, theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị, xã hội ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Hệ thống chính trị được củng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh. Từ đô thị loại III trực thuộc Tỉnh, năm 2002, Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thi loại II và sau 8 năm tiếp tục xây dựng và phát triển, năm 2010 thành phố Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; năm 2012 được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

1. Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2010-2015) đạt 15,1%; năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,5% (năm 2001, tốc độ tăng trưởng là 10,8%).

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, đến năm 2015, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm 49,27%; công nghiệp, xây dựng chiếm 47,53%; nông, lâm nghiệp chiếm 3,2%.

+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 60 triệu đồng/người/năm (năm 2000 mới đạt 5,5 triệu đồng/người/năm)

+ Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) đạt 38.903 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 đạt 6.300 tỷ đồng  (năm 1990, chỉ đạt hơn 93 triệu đồng).

+ Thu NSNN bình quân hằng năm (giai đoạn 2010-2015) tăng 15,51%. Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng (năm 1990, đạt 3,5 tỷ đồng).

+ Số doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể phát triển nhanh. Đến hết năm 2016, Thành phố đã có 3.283 doanh nghiệp, 86 hợp tác xã, 34.007 hộ kinh doanh cá thể ( năm 2001, chỉ có 304 doanh nghiệp, 6.668 hộ kinh doanh).

+ Công tác quy hoạch và quản lý đô thị; xây dựng cơ bản; tài nguyên môi trường, thu hút các dự án đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực:

Đến nay, 100% diện tích đất nội thị được quy hoạch phân khu, 30% diện tích đất nội thị được quy hoạch chi tiết; 100% tuyến đường phố chính và trên 85% tuyến đường dân sinh có điện chiếu sáng; 100% tuyến đường phố chính có cây xanh đô thị; 95% số hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; 96% lượng chất thải rắn đô thị được thu gom, xử lý.

Hoạt động thu hút đầu tư, triển khai các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nhất là trong thời gian gần đây, thành phố Thái Nguyên đã thu hút đầu tư, triển khai được nhiều dự án lớn, công trình trọng điểm, như: Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Thái Nguyên”, giai đoạn I, II với tổng mức đầu tư trên 1.693 tỷ đồng; dự án Nghĩa trang An Lạc Viên Indevco với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng; Quảng trường Võ Nguyên Giáp với tổng mức đầu tư trên 160 tỷ đồng; dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, với tổng mức đầu tư trên 18 nghìn tỷ đồng; Dự án đường Hồ Núi Cốc, với tổng mức đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng….

+ Thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.  Trong giai đoạn 2010-2016, trung bình mỗi năm có 80% xóm, tổ dân phố văn hóa, trên 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký đạt chuẩn văn hóa.

+ Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao. Đến nay, Thành phố có 80/98 trường công lập ( từ mầm non đến THCS) đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 81,6%; 27/27 phường, xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

+ Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên. Đến nay,  Thành phố có 26/27 xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

+ An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; có nhiều tiến bộ trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm còn 1,71%, hộ cận nghèo còn 1,11%.

+ Công tác quốc phòng- an ninh được tăng cường; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Trong suốt hơn 30 năm qua, Thành phố đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu giao quân hằng năm.

+ Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng: Đến hết năm 2016, có 8/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới

2. Thành tựu nổi bật trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị:

Quán triệt quan điểm “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa, con người làm nền tảng tinh thần của xã hội”, Đảng bộ Thành phố vừa tập trung phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, vừa chú trọng xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

+ Đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động        “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về  đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

+ Quán triệt, triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ"; triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác kiểm tra giám sát, công tác dân vận của Đảng được tăng cường, thực hiện đạt kết quả cao, đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp; phát huy được vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, tạo sự phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phát triển Đảng, quản lý đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Tính đến hết tháng 4/2017, Đảng bộ Thành phố có 19.955 đảng viên đang trực tiếp tham gia sinh hoạt (năm 1963, Thành phố mới có có 600 đảng viên); có 18.733 lượt đảng viên đã được nhận Huy hiệu Đảng. Bình quân hằng năm có trên 80% tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, trên 80% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; trung bình mỗi năm kết nạp trên 400 đảng viên mới.

+ Bộ máy chính quyền được củng cố kiện toàn và hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả.

HĐND Thành phố đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát theo quy định; chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND Thành phố ngày càng được nâng cao.

UBND Thành phố đã thực hiện tốt chức năng của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của cấp ủy, HĐND Thành phố và các giải pháp để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý, điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính, qua đó đã góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước ngày càng hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố những năm qua.

Thành phố Thái Nguyên nhiều năm liên tục dẫn đầu thi đua khối huyện, thành, thị. Năm 2016, được tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.

+ MTTQ và các đoàn thể của Thành phố đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết toàn dân, tham gia có hiệu quả vào các nhiệm vụ chính trị của Tỉnh, Thành phố và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Cụ thể như: MTTQ Thành phố được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; Liên đoàn lao động Thành phố đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Thành đoàn Thái Nguyên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Thành phố đều đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba.

Câu 6: Hãy nêu mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVII, nhiệm kì 2015 – 2020 đã đề ra?

Gợi ý trả lời:

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới toàn diện; giữ vững quốc phòng, an ninh; huy động mọi nguồn lực, xây dựng thành phố thái nguyên phát triển nhanh và bền vững, từng bước văn minh, hiện đại.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

1- Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất bình quân 5 năm 2016 – 2020 tăng trên 15%. Trong đó tốc độ tăng của ngành dịch vụ trên 18%; tốc độ tăng của ngành công nghiệp, xây dựng trên 10%; tốc độ tăng của ngành nông nghiệp trên 5%.

2- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương đến năm 2020 đạt 7.050 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010).

3- Thu ngân sách nhà nước theo phân cấp được giao bình quân hằng năm tăng 16,5% (không tính thu tiền sử dụng đất).  

4- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt đến năm 2020 bình quân đạt  135 triệu đồng/ha/năm.

5- Hằng năm, tạo việc làm tăng thêm cho 4000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 75%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,3%; hộ cận nghèo xuống còn 1,5%. Quản lý 100% người nghiện có mặt trên địa bàn. Phấn đấu giảm số người mắc nghiện ma túy từ 15% trở lên.

6- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; phấn đấu đến năm 2020 có 88% số trường mầm non, tiểu học, THCS, phổ thông có nhiều cấp học công lập đạt chuẩn quốc gia; mỗi cấp học có 1 trường đạt chất lượng cao. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi; phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập THCS; nâng tỷ lệ huy động trẻ em lứa tuổi nhà trẻ đến trường từ 31% lên 35%; mẫu giáo từ 98% lên 99%.

7- Có 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá; 95% gia đình văn hóa; 82% xóm, tổ dân phố văn hóa; 95% xóm, tổ dân phố (liên tổ) có nhà văn hoá. Duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,1‰/năm.

8- Phấn đấu 45% diện tích đất nội thị được quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500); 98% dân số khu vực nội thị được sử dụng nước sạch; 100% lượng chất thải rắn đô thị và chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý hợp vệ sinh; hạ ngầm 20km hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

9- Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, huấn luyện dân quân tự vệ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu hằng năm giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.

10- Hằng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh; 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có từ 15 - 20% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Kết nạp 1.900 đảng viên mới. 100% cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn về trình độ theo quy định.  

Câu 7: Ông (bà, anh, chị, đồng chí) hãy giới thiệu về một sự kiện tiêu biểu trong 55 năm xây dựng và phát triển của thành phố Thái Nguyên, 1962 - 2017 (Bài viết không quá 1.000 từ).

Câu 8: Nêu cảm nhận của ông (bà, anh, chị, đồng chí) về sự phát triển của thành phố Thái Nguyên những năm qua và đề xuất những giải pháp để góp phần xây dựng, phát triển thành phố Thái Nguyên ngày càng văn minh, hiện đại (Bài viết không quá 1.000 từ).

 

* TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Lịch sử Đảng bộ thành phố Thái Nguyên 1930 – 1975; 1975 - 2002

2. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố các nhiệm kỳ

3. Kỷ yếu 50 năm thành phố Thái Nguyên (1962 – 2012).

4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Thành phố các năm.

5. Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ Tổ quốc (1945 – 2000) (Ban Chỉ huy Quân sự Thành phố - XB năm 2007).

6. Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, kỷ yếu HĐND Thành phố các khóa.

daithainguyen.vn
Các tin khác: