Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng
Cập nhật ngày: 06/05/2025 07:57 (Lượt xem: 110003)
Đại diện Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình chè đặc sản với các đại biểu người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai. |
Cuối tháng 4 vừa qua, huyện vùng cao Võ Nhai tổ chức cho đoàn gần 80 người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đi học tập kinh nghiệm phát triển mô hình sản xuất chè đặc sản tại Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương). Tại đây, các đại biểu không chỉ được học cách làm hay, sáng tạo trong phát triển chè đặc sản mà còn được chứng kiến hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nông Văn Tào, người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở xóm Nà Ca, xã Sảng Mộc, cho biết: Tôi đã được tham gia một số đoàn học tập kinh nghiệm sản xuất kinh tế do huyện tổ chức và tôi thấy hoạt động này rất có ý nghĩa.
![]() |
Huyện vùng cao Võ Nhai có 8 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 7 DTTS, với hơn 50 nghìn người, chiếm khoảng 72% dân số toàn huyện. Đồng bào DTTS trên địa bàn sinh sống tập trung thành các cụm dân cư đông đúc, trong đó có trên 120 xóm có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 50% nên vai trò của người uy tín đối với công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có ý nghĩa quan trọng.
Ông Triệu Tiến Văn, Trưởng phòng Dân tộc huyện Võ Nhai: Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng DTTS luôn được cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp quan tâm. Bên cạnh việc bảo đảm chế độ theo quy định, huyện thường xuyên đổi mới công tác bồi dưỡng cho người có uy tín, nhằm nâng cao hiệu quả kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia.
![]() |
Toàn tỉnh hiện có 1.170 người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS. Đây là lực lượng quan trọng, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, góp phần giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc ngay từ cơ sở. Đặc biệt, họ còn là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh.
Nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng DTTS, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách và hoạt động thiết thực.
Từ năm 2024 đến nay, Sở Dân tộc và Tôn giáo đã phát hành 1.468 cuốn sổ tay truyền thông công tác cho người có uy tín; tổ chức 5 lớp tập huấn, cung cấp thông tin và đưa người có uy tín đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác. UBND các huyện, thành phố cũng đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ năng cho gần 500 người có uy tín. |
Đại diện Hợp tác xã chè Khe Cốc, xã Tức Tranh (Phú Lương) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình chè đặc sản với các đại biểu người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai. |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách, bảo đảm quyền lợi và hỗ trợ hoạt động của người có uy tín. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 04/01/2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Dân tộc; Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 07/02/2024 phê duyệt hai quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 05/04/2024 về việc bãi bỏ các quyết định không còn phù hợp liên quan đến danh sách người có uy tín giai đoạn 2023-2027.
Cùng với đó, tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 5/4/2024) nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến tiêu chí lựa chọn và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đồng thời thực hiện cấp Báo Thái Nguyên; Báo Dân tộc và Phát triển số cuối tháng cho 1.170 người có uy tín trên địa bàn từ tháng 11/2024 đến nay…
Nhờ sự đóng góp tích cực của những người có uy tín, diện mạo vùng đồng bào DTTS của tỉnh ngày càng khởi sắc. Đến nay, trên 98% xóm thuộc vùng DTTS và miền núi của tỉnh có đường ô tô đến trung tâm xã được kiên cố hoá; 100% các xóm có điện lưới quốc gia; trên 96% hộ gia đình vùng DTTS và miền núi được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS và miền núi chỉ còn 5,1%; 7 xã đặc biệt khó khăn đã được đưa ra khỏi diện đầu tư theo Chương trình 135; 100% xã có trạm y tế, trường học kiên cố, được phủ sóng phát thanh, truyền hình và có kết nối thông tin liên lạc hiện đại… |
![]() |